Hồ sơ cá nhân
Icahn lớn lên trong một gia đình trung lưu ở khu Far Rockaway ở thành phố New York. Ông đi học ĐH Princeton theo một chương trình học bổng và tốt nghiệp năm 1957 với tấm bằng triết học. Ông học cả trường y của ĐH New York nhưng bỏ dở giữa chừng trước khi tốt nghiệp vì ông không thích những bệnh nhân và sự mổ xẻ.
Ông làm công việc của một người môi giới chứng khoán với công ty Dreyfus ở New York năm 1961. 7 năm sau, ông mua một ghế trong sở giao dịch chứng khoán New York và bắt đầu sự nghiệp tài chính của mình, chủ yếu là giao dịch quyền chọn. Tuy nhiên Icahn không mất nhiều thời gian để phát triển trở thành một nhà hoạt động, nhà đầu tư thích gây gổ và bắt đầu dùng những quyền sở hữu của mình trong những công ty đại chúng để buộc những thay đổi để tăng giá trị cho những cổ phần của mình.
Icahn bắt đầu những hoạt động tấn công các tập đoàn vào cuối những năm 70 và đánh những tập đoàn lớn bằng vụ thâu tóm thô bạo TWA năm 1985. Ông cũng được biết là một nhà đàm phán hết sức nảy lửa và nhà chiến lược thông minh người mà sự kiên định và những tật cá nhân thường làm rối đối thủ. Một chuỗi trận đánh doanh nghiệp của ông gồm những cái tên như RJR Nabisco, Texaco, Phillips Petroleum, Western Union, Gulf & Western, Viacom, Revlon, Kerr-McGee, Time Warner and Motorola.
Nhờ sự giàu có của mình, Icahn đã trở thành một nhà từ thiện tầm cỡ, đặc biệt là những khoản quyên góp cho ngôi trường cũ của mình, ĐH Princeton. Nhờ đó ông là người nhận vô số những giải thưởng công dân cho những công việc và đóng góp cho sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu y học và từ thiện giáo dục ở khu vực New York.
Tuy nhiên, ông vẫn là một nhà tài chính năng động. Tạp chí Time phỏng vấn Icahn vào dịp sinh nhật thứ 71 của ông tháng 2/2007. Khi được hỏi về việc nghỉ hưu, ông trả lời "À, rất nhiều CEO ngỏ ý tổ chức tiệc về hưu cho tôi nhưng tôi là một gã có tính tranh đấu đã lớn lên ở khu Queens. Tôi không thể dành những khoảng thời gian còn lại của mình để chơi gôn ở Florida."
Người ta nói rằng Icahn đã xây dựng một đội ngũ 24 cộng sự để giúp ông tìm những mục tiêu và tham gia các chiến dịch doanh nghiệp và sẽ có thể theo đuổi nhà hoạt động đầu tư của ông.
Phong cách đầu tư
Nhà đầu tư nổi tiếng Wilbur Ross, người bạn và cũng là đối thủ lâu năm của Icahn nói về Icahn trong tháng 5/2007 trên tạp chí Fortune "Người tranh đấu nhất mà tôi từng biết … ông đặc biệt giỏi ở việc làm cho đối thủ hoảng sợ và dỡ bỏ sự phòng thủ của mình." Trong nhiều sự hoạt động doanh nghiệp, đã tổng hợp lại thành phong cách đầu tư của Carl Icahn.
Chiến lược của Icahn hướng tới một công ty mà ông nghĩ đang hoạt động lỏng lẻo và cổ phiếu đang giao dịch dưới giá trị. Ông thịnh vượng khi thị trường đang trong xu hướng xuống khi mà mọi người đang bán ông mua vào. Ông tích lũy đủ một vị thế sở hữu để vận động cho một thành viên hội đồng quản trị của công ty. Thông thường yêu cầu thứ nhất của ông là đánh gục CEO và nhiều lần ông đã xem xét chia công ty thành nhiều phần riêng lẻ và bán chúng đi. Các chuyên gia phố Wall nói rằng hầu hết thời gian ông thành công bởi vì ông đáng sợ và tàn nhẫn. Ông được nhìn nhận như là người kiếm tiền chắc chắn mà các giám đốc đầu tư thường mua cổ phiếu của công ty đó nơi mà Icahn có thành công hay không. Việc này đã tạo ra lãi vốn đáng kể cho ông.
Một ví dụ điển hình của hiện tượng này là việc Icahn đẩy CEO Richard Parsons ra khỏi Time Warner và chia nhỏ. Khi tạp chí Time phỏng vấn , Icahn nói "Dick Parsons đồng ý làm điều mà chúng tôi mong muốn nhất - dùng 20 tỷ đô la mua lại cổ phiếu và giá cổ phiếu tăng 30%. Điều này đã giúp ích các cổ đông. Quỹ phòng vệ của chúng tôi kiếm được 250 triệu đô là. Đó là một cách tốt đẹp để đánh mất."
Vì vậy phong cách đầu tư của Icahn hoạt động như thế nào? Một báo cáo năm 2007 của tạp chí Fortune"Trong thời gian tồn tại ít hơn 3 năm của mình, quỹ phòng vệ Icahn Partners đã kiếm được lợi nhuận hằng năm 40% sau khi trừ phí, nhà đầu tư bỏ túi 28%. 40% đó đánh bại mức lợi nhuận 13% của S&P 500 cũng như 12% của các quỹ phòng vệ khác."
Ấn bản:"Vua Icahn" (1993) Tác giả Mark Stevens
Những câu nói nổi tiếng:
"Tôi kiếm tiền. Chẳng có gì sai với điều đó cả. Đó là điều tôi muốn làm. Đó là cái mà tôi có mặt ở đây để làm. Đó là điều mà tôi thích thú."
"Các CEO được trả lương để làm những công việc tồi tệ. Nếu hệ thống không bị rối tung cả lên, những gã như tôi sẽ không kiếm những đồng tiền loại này."
"Khi mà hầu hết những nhà đầu tư, bao gồm cả những chuyên gia, tán thành về một điều gì đó, thì đó là lúc họ thường sai."
Nguồn: Tổng hợp internet